Phong cảnh | Tâm cảnh: Hà Mạnh Thắng

3 October - 2 November 2019
Overview

Phong cảnh | Tâm cảnh là buổi triển lãm về những tác phẩm mới của Hà Mạnh Thắng, một trong những họa sĩ danh tiếng tại Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của anh tại phòng tranh. Trung thành với lối sáng tác dùng màu trên vải toan, vải lụa, và trên giấy, tác phẩm được truyền cảm hứng bởi bộ sưu tập đồ cổ Việt Nam của nghệ sĩ, gợi lên cảm giác giao mùa, sự pha trộn giữa nỗi trầm mặc và trải nghiệm kinh ngạc khi ngắm nhìn vẻ đẹp đọng lại những của tàn tích.

 

Mạnh Thắng bắt đầu ý thức thu thập đồ cổ vào năm 2002 khi anh còn là sinh viên của Đại Học Mỹ Thuật Hà Nội, anh đã tiếp tục lấp đầy nơi sáng tác ngập tràn ánh sáng của mình bằng cảm hứng từ các tác phẩm sơn mài khảm trai tinh tế, đồ gốm sứ và tượng cổ mà anh sưu tập từ các cửa hàng đồ cổ tại Hà Nội. Những tác phẩm của anh luôn tiếp cận trực tiếp tới văn hóa và nghề thủ công truyền thống Việt Nam với nguồn cảm hứng đương đại cùng một sự biểu hiện đầy mạnh mẽ. Trong khi những bộ sưu tập trước đó sử dụng hình ảnh hiện thực của các đồ án kiến trúc hoặc cảnh quan, mô tả toàn vẹn hình ảnh cấu trúc các ngôi đình/ chùa Bắc Bộ và hồ nước, thì tác phẩm mới này lại tuân theo trật tự của một cuộc sống tĩnh lặng, mô tả tổng thể các đồ vật cổ hoặc tập trung vào các họa tiết cụ thể xuất hiện trong đó.

 

Đáng chú ý, loạt tác phẩm mới bao gồm một số nghiên cứu về bệ hình hoa sen  đây là một vật phẩm cụ thể từ bộ sưu tập của nghệ sĩ, được chạm khắc trên gỗ có niên đại khoảng thế kỉ 17-18 dưới thời nhà Lê. Hết lần này đến lần khác anh họa hình bệ sen cổ này, một vật trên thực tế thường dùng làm bệ đỡ cho tượng Phật, nay được thể hiện một cách trống trải, nhằm gợi lên sự tượng trưng cho những nền tảng vật chất về niềm tin tâm linh cũng như sự xói mòn của lịch sử qua thời gian. Anh sử dụng giấy và vải toan làm chất liệu. Các tác phẩm phác thảo trên giấy ban đầu khá đơn giản và trực diện bằng cách hiển thị những cánh hoa sen xung quanh các cạnh và hố vuông ở giữa. Tuy nhiên, những bức sau đó dần trở nên trừu tượng sau nhiều lần lặp lại cho đến bức tranh vải toan cuối cùng của chủ đề này, tông màu của bệ sen đã được giảm xuống với mức tối tăm và mờ mịt, như một sự khô héo của tất cả những gì đã từng được thể hiện một cách thuần khiết trước đó.

 

Các nghiên cứu về bệ sen là những tác phẩm được thể hiện rõ ràng nhất trong bộ sưu tập này khi mà các tác phẩm khác trôi sâu vào sự trừu tượng, chúng gợi lên hình ảnh của cây cối và sóng nước một cách tinh tế, được vẽ lên từ những món cổ vật như hộp sơn thếp và các tấm câu đối cổ khảm trai. Hầu hết các bức tranh được vẽ trên vải toan, nhưng trong một vài ý tưởng mới, Thắng đã sử dụng lụa cho một số tác phẩm khác. Bằng cách sử dụng cọ vẽ kích cỡ lớn và dày để trống phần lụa, ánh sáng dễ dàng xuyên qua vải, đổ bóng trên nền bức tường phía sau và khiến người xem cảm nhận sâu sắc hơn về bức tranh.

 

Chuyển tiếp dần từ phong cảnh bên ngoài sang tâm cảnh bên trong, điểm bắt đầu mà anh vẽ mờ dần vào chỗ tối, và ở vị trí của chúng, những cảm giác được nảy sinh. Sự lạnh lẽo của một đêm mùa đông Hà Nội, hay ánh sáng ban mai xuyên qua những tán cây mùa xuân: những cảnh vật không được miêu tả nhiều như được minh chứng, mời gọi ta trải nghiệm viễn cảnh của một người nghệ sĩ vẽ nên bức họa không chỉ với những gì anh ta nhìn thấy mà còn là những gì anh cảm nhận được: một vẻ đẹp buồn vui lẫn lộn giữa sự suy tàn.

Installation Views
Works