quen quên: Triển lãm Nhóm
quen quên, nghịch lý truyền gợi về những điều thân thuộc mà ta dù đã hiểu đến tường tận, cùng là thứ ta không thể chỉ mặt điểm tên rõ ràng. Triển lãm khám phá những khả năng vô tận của cơ thể — không chỉ vận hành như một tổ hợp chức năng sống còn, mà là nơi khởi nguồn của văn hóa và ký ức. Dẫu cho cơ thể luôn hiện diện như một “vật chứa” không thể thiếu dành cho sự hiển hiện của ta trong thế giới này, ta dường như không màng quan tâm tới nó — một thói quen chịu ảnh hưởng như một di sản từ hệ tư tưởng Descartes nhằm ngăn tách trí khôn khỏi cơ thể và hoài nghi những phương thức tri nhận của cơ thể. Tuy nhiên, khi không còn là một mảnh ghép trống rỗng nơi bộ nhớ được mã hóa và văn hóa được in hằn, cơ thể vẫn liên tục âm thầm kiến tạo, học hỏi, và ghi nhớ (những điều luôn được nghĩ là bản năng tự nhiên vô thức của cơ thể như đung đưa theo nhạc, trình diễn tế lễ, hay dễ dàng hòa nhập với gia đình sau một khoảng thời gian dài xa cách). Với các tác phẩm của Nadège David, Trong Gia Nguyen, và Xuân Hạ, quen quên nghiên cứu trải nghiệm của cơ thể, và vai trò thiết yếu nhưng thường bị xem thường của nó như biểu đạt trung gian tri giác, ký ức và văn hóa.
Khi vô định hình cơ thể và các bộ phận, Nadège David tập trung truyền tải sự thiết yếu của việc tập làm quen với cơ thể thông qua các giác quan hơn là những trải nghiệm y học khô khan. Tinh tế mà vẫn đảo lộn ruột gan, các tác phẩm của cô tái định nghĩa da thịt không phải qua cách tiếp cận khoa học mà bằng những cảm nhận của các cơ quan về chính chúng khi cư ngụ trong cơ thể: về trọng lượng, những chuyển động tinh tế không ngừng, sự xa lạ của việc tồn tại chưa bao giờ được ghi nhận luôn thường trực. Nghệ sĩ càng đi sâu vào cách ta hòa hợp với cơ thể thì cơ thể càng ngoan cố, đôi khi không thể ngừng lại, biến dị. Đầu, mình, chân chuyển hóa thành những đường nét Rorschach trừu tượng không ngừng xoắn cong, bẻ gập, rồi lại phát triển và biến dạng. Những dạng hình của David đan quyện sắc hồng sến súa với sắc xanh tự nhiên khi cơ thể khai mở với thế giới, phá hủy ranh giới giữa chính nó với môi trường.
Nếu như David phân tách cơ thể vật lý và tái tưởng tượng tương tác giữa chính nó với môi trường xung quanh, Trọng Gia Nguyễn dùng cơ thể của anh như một phương tiện để xử lý ký ức. Mặc dù lấy cảm hứng từ những mảnh chuyện và bức ảnh hiếm hoi còn sót lại về gia đình, các tác phẩm của Nguyen không đơn thuần là hồi ức thể hiện dưới dạng tranh vẽ. Người nghệ sĩ đúng là có quan sát và lưu trữ lịch sử gia đình bằng cách thu thập dữ liệu, xử lý thông tin, giải mã tầng nghĩa. Nhưng quan trọng hơn cả là cách anh sử dụng bức tranh vải để tái hiện những hồi ức đó — với việc đặt cả cơ thể vật lý và tâm lý của bản thân vào trong một không thời gian tưởng tượng, rồi tái tạo lại quá khứ bằng những biến tấu cá nhân. Ngay từ chất liệu đã biểu lộ rõ ý định của tác giả: sử dụng sơn dầu khơi gợi ngược về tuổi thơ với những trải nghiệm bập bõm đầu tiên về nghệ thuật bắt đầu với sáp màu tươi sáng. Khi vừa tự nhận thức, vừa cố gắng thể hiện sự tự nhận thức, Nguyen hiểu rõ rằng ký ức không thuộc về quá khứ, mà chúng sống trong hiện tại hiện diện như tương tác giữa người kể chuyện và câu chuyện. Nhớ, cũng là thừa nhận, rằng cơ thể không thể tách rời khỏi bản thể, hay nói chính xác hơn, ta không thể độc lập khỏi chính bản thân mình.
Để khám phá sâu hơn những tiềm năng của cơ thể, video trình diễn của Xuân Hạ coi cơ thể như không gian để ghi nhớ và hồi tưởng. Khi tái hiện lại cảnh cô cũng như bao người mẹ khác ngồi trên chiếc ghế thấp bé tẹo ba đầu sáu tay, nghệ sĩ bào thanh xà phòng không ngơi nghỉ — với xà phòng sạch là thứ hàng hiếm hoi của những năm 90 trong ký ức tuổi thơ của cô. Khi tách ra khỏi bối cảnh, những công việc nhà khiêm nhường, hay còn gọi là “việc mọn” này đột nhiên trở nên kịch. Dù trình diễn trong không gian quen thuộc thường thấy — phòng tắm, phòng bếp, phòng giặt — nghệ sĩ dần cởi bỏ những chức năng khỏi công việc của nó: cô xát xà phòng không phải để dùng mà để ghi lại quá trình xát. Xuân Hạ dồn hết sự chú ý vào hành động của bản thân như nhấn mạnh rằng bắt chước lại mẹ cô cũng là cách để ghi nhớ về người mẹ của mình (ngay cả khi tâm trí của cô không ở nơi đó).
Không hào nhoáng, những tác phẩm của ba nghệ sĩ Nadège David, Trọng Gia Nguyễn, và Xuân Hạ như một lời nhắc nhở rằng cơ thể là một trung tâm của tri thức/nhận biết và kiến tạo, nơi diễn ra tương tác và lưu trữ các trải nghiệm của bản thân ta. Chính cơ thể mình, đôi khi đầy trừu tượng, lúc thì đầy thiên kiến, khi thì đậm chất kịch, giúp ta hòa hợp với thế giới.
-
Nadège David, La nature sensible des choses (The sensitive nature of things), 2020
-
Nadège David, De vivantes poitrines jailliront des rameaux 1 (Living busts will sprout from branches 1), 2020
-
Nadège David, Soi-même se mangea (Self-consumed), 2020
-
Nadège David, De vivantes poitrines jailliront des rameaux 2 (Living busts will sprout from branches 2), 2020
-
Nadège David, La communauté des sentiments #1 (Community of feelings #1), 2014
-
Nadège David, La communauté des sentiments #2 (Community of feelings #2), 2014
-
Nadège David, La communauté des sentiments #3 (Community of feelings #3), 2014
-
Nadège David, La communauté des sentiments #5 (Community of feelings #5), 2014
-
Nadège David, J/ψ - 1,2, 2015
-
Trong Gia Nguyen, Family, Enid, circa 1980, 2021
-
Trong Gia Nguyen, Father, Triple Exposure, Guam 1975, 2021
-
Trong Gia Nguyen, Enid, circa 1982, 2019
-
Trong Gia Nguyen, Enid, Meadowlake Park, circa 1981, 2019
-
Trong Gia Nguyen, Orlando, Jepson Street, 2017
-
Trong Gia Nguyen, 134 Nguyen Truong To, 2017
-
Xuan Ha, Fragmentation of Memory, 2019